01 thg 07, 2021 | 04:24
Nhiếp ảnh gia cùng vợ hồi sinh lại khu rừng tưởng vĩnh viễn biến mất.
{"ops":[{"attributes":{"color":"#050505"},"insert":"Sau 20 năm họ đã trồng hơn 20 triệu cây xanh. Thậm chí động vật hoang dã đã quay trở lại đây sinh sống."},{"insert":"\n"}]}
Chi tiết
{"ops":[{"insert":"Nhiếp ảnh gia cùng vợ hồi sinh lại khu rừng tưởng vĩnh viễn biến mất. Sau 20 năm họ đã trồng hơn 20 triệu cây xanh. Thậm chí động vật hoang dã đã quay trở lại đây sinh sống.\nVào những năm 1990s, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Sebastião Salgado quay trở lại quê nhà Brazil sau nhiều năm thành công trong sự nghiệp của mình. Ông và vợ không khỏi bàng hoàng khi thấy một nơi từng là khu rừng nhiệt đới tươi tốt đã sa mạc hóa, cằn cỗi do nạn phá rừng.\nVợ chồng Sebastião Salgado quyết định bắt tay vào thực hiện chiến dịch cứu lấy các cánh rừng nguyên sinh. Vào năm 2005, trong thời gian kêu gọi và gây dựng quỹ để trồng lại khu rừng nhiệt đới tại Brazil, Salgado đã đấu giá chiếc máy ảnh M7 bản giới hạn và thu về số tiền 90,000 euro. Số tiền này đã giúp vợ chồng nhà Salgado trồng thêm được khoảng 100,000 cây xanh cho khu rừng nhiệt đới. \nSebastião và Lélia thành lập Instituto Terra. Họ thu thập hạt giống, các loại cây bản địa và bắt đầu trồng chúng trên quy mô lớn. Nhờ được chăm sóc tốt, sau 20 năm, động vật hoang dã kéo nhau trở lại và sự im lặng chết chóc giờ đây đã được thay thế bằng âm thanh của các loài động vật. Tổng cộng, có khoảng 172 loài chim cũng như 33 loài động vật có vú, 293 loài thực vật, 15 loài bò sát và 15 loài lưỡng cư đã quay lại khu rừng.\nDự án của vợ chồng Salgado đã trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới trong công cuộc bảo vệ môi trường, cứu lấy hành tinh xanh và sự sống cho muôn loài.\n*Thông tin thêm: Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc, 129 triệu ha rừng đã vĩnh viễn biến mất khỏi Trái đất kể từ năm 1990 do nạn phá rừng. Một diện tích rừng gần bằng đất nước Panama đang bị mất đi hàng năm. Với khoảng 15% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đến từ nạn phá rừng, và vô số loài động thực vật mất môi trường sống mỗi ngày. Đây là những con số hoàn toàn tàn khốc đối với sức khỏe của trái đất.\nTrong suốt chặng đường nhiếp ảnh của mình, Sebastião Salgado đã giành được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó 2 giải thưởng nhiếp ảnh báo chí-tư liệu Leica Oskar Barnack vào năm 1985 và 1992. Cho đến nay, ông là nhà nhiếp ảnh duy nhất 2 lần đạt giải thưởng này. Ông còn cho ra đời phim tài liệu “The Salt of the Earth” và được đề cử giải Oscar dành cho Phim Tài liệu xuất sắc nhất.\n"}]}